Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT

Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên và đá Granit

Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-­BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng BXD, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2014 và thay thế Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng. Vì vậy sản phẩm đá, gốm ốp lát tự nhiên và đá Granite phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy


Phương thức đánh giá sự phù hợp đá, gốm ốp lát tự nhiên và đá Granite
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được lựa chọn như sau
Phương thức đánh giá sự phù hợp (căn cứ vào điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN). Trong Điều 5 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN này có tất cả 8 phương thức đánh giá sự phù hợp
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (được áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước)  và nhà sản xuất phải có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu)

Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm gạch, đá ốp lát
Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên và đá Granite

Thành phần hồ sơ công bố hợp quy đá, gốm ốp lát tự nhiên và đá Granite
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
d) Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Quy trình Chứng nhận hợp quy đá, gốm ốp lát tự nhiên và đá Granite
Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy
Phương pháp thử nghiệm đáp, gốm ốp lát tự nhiên căn cứ vào TCVN 4732: 2007



Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Vui lòng liên hệ
- Mr Khải: 0905 786 499
- Email: vietcert.kinhdoanh67@gmail.com

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO QVCN 16:2017/BXD

CÁC SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO QCVN 16:2017/BXD

I. Các nhóm sản phẩm VẬT LIỆU XÂY DỰNG được quy định trong quy chuẩn này bao gồm:

- Xi măng, phụ gia cho XM và bê tông
- Kính xây dựng
- Gạch, đá ốp lát
- Cát xây dựng
- Các vật liệu xây bao gồm: gạch đất sét nung (rỗng và đặc), gạch bê tông,, bê tông khí chưng áp và bê tông khí không chưng áp
- Ngoài ra còn các vật liệu khác như: tấm sóng amiăng xi măng (sóng to và sóng trung bình), amiăng crizotin dùng để sx tấm sóng amiăng,  tấm thạch cao, Sơn tường dạng nhũ tương , Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (U-PVC) dùng cho cấp nước, Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng cho cấp nước, Ống nhựa Polyprotylen (PP) dùng để dẫn nước, Hộp kim nhân profile để chế tạo cửa sổ, cửa đi, Thanh profile polyvinyl clorua (U-PVC) dùng làm cửa 

Kết quả hình ảnh cho vật liệu xây dựng





Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Phương thức 2: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, thông qua thử nghiệm được thực hiện lấy mẫu tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát tiến hành qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 5: Thử nghiệm lấy mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, kết hợp giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường và đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 6: Đánh giá, giám sát hệ thống quản lý.
Phương thức 7: Thử nghiệm và đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

III. Dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng 
      - Thực hiện dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại cơ quan hành chính nhà nước khiến cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị giấy tờ, thủ tục. 
       - Đã có không ít người đến làm chứng nhận và phải ra về vì thiếu giấy tờ liên quan. 
        => Vì thế các dịch vụ chứng nhận hợp quy được nhà nước cấp phép hoạt động được mở ra nhằm giảm tải đối với các cơ quan nhà nước đồng thời cũng giảm đi những thủ tục giấy tờ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị.
          =>  Lựa chọn dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng cũng như các sản phẩm khác, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về thời gian thực hiện ngắn nhất, chi phí thấp nhất, thủ tục nhanh gọn và đảm bảo uy tín với đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, đầy nhiệt huyết.   
     => Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
      Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
      Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
      Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
      Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
     Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
     Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
      0903.531.099- Ms Ngọc Yến
hopquy.deming@gmail.com

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM - PHƯƠNG THẢO 0903 515 430

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

1. THÔNG TIN CHUNG

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định:

- Các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này thì tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm.

- Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) sản xuất, nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất của tổ chức, cá nhân được miễn tự công bố sản phẩm.
Image result for thực phẩm bao gói sẵn


2. HỒ SƠ TỰ CÔNG THỰC PHẨM TOÀN THỰC PHẨM 

- Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế.

- Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm

a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;

b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ tại đơn vị và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;

c) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.

- Hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt.

- Các tài liệu nộp kèm hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp.


3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Bản tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm

4. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
--------------------
MsNGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO -  Chuyên viên tư vấn Phòng NV2
Tel0903.515.430 - 0935.055.413
Skype: vietcert.kinhdoanh35

VPDD: Đà Nẵng - Hà Nội - Hồ Chí Minh - DakLak - Hải Phòng - Cần Thơ

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

Công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01: 2017/BCT

1. THÔNG TIN CHUNG

Kể từ ngày 01/5/2017, các sản phẩm dệt may phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Sản phẩm dệt may có 3 nhóm:

- Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.

- Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

- Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
Image result for SẢN PHẨM DỆT MAY

2. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY

Các hình thức công bố hợp quy

- Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)

a) Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7

b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

- Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)

a) Phương thức đánh giá phụ vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7

b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- giấy tiếp nhận công bố hợp quy của Sở Công Thương

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN 
- 2-3 kể từ ngày nhận mẫu

Các sản phẩm dệt may bắt buộc công bố hợp quy bao gồm:

Mã hàng

Danh mục sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy

5007 - Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm

5111 - Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô

5112 - Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải kỹ

5113.00.00 - Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa

5208 - Vải dệt thoi từ bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2

5209 - Vải dệt thoi từ bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m2

5210 - Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m2

5211 - Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/ m2

5212 - Vải dệt thoi khác từ sợi bông

5309 - Vải dệt thoi từ sợi lanh

5310 - Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03

5311 - Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy

5407 - Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi từ các loại sợi thuộc nhóm 54.04

5407.10 - Vải dệt thoi từ sợi có độ bền cao bằng ni lông hoặc các polyamit hoặc các polyeste khá

5407.41.10 - Vải lưới ni lông dệt thoi từ sợi filament không xoắn thích hợp để sử dụng như vật liệu gia cố cho vải sơn dầu

5408 - Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi từ các loại nguyên liệu thuộc nhóm 54.05

5512 - Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên

5513 - Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2

5514 - Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170g/m2

5515 - Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp

5516 - Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo

5601 - Mền xơ bằng vật liệu dệt và các sản phẩm của nó; các loại xơ dệt, chiều dài không quá 5 mm (xơ vụn), bụi xơ và kết xơ (neps)

5602 - Phớt, nỉ đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp

5603 - Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp

5701 - Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, thắt nút, đã hoặc chưa hoàn thiện

5702 - Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, dệt thoi, không chần sợi vòng hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện, kể cả thảm “Kelem”, “Schumacks”, “Karamanie” và các loại thảm dệt thủ công tương tự.

5703 - Thảm và các loại hàng dệt hải sản khác, được chần, đã hoặc chưa hoàn thiện

5704 - Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, từ phớt, không chần hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện

5705 - Các loại thảm khác và các loại hàng dệt trải sàn khác, đã hoặc chưa hoàn thiện

5801 - Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06

5802 - Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06; các loại vải dệt chần sợi nổi vòng trừ các sản phẩm thuộc nhóm 57.03

5803 - Vải dệt quấn, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06

5804 - Các loại vải tuyn và các loại vải dệt lưới khác, không bao gồm vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các loại vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến 60.06

5806.10 - Vải dệt thoi có tạo vòng lông (kể cả vải khăn lông và các loại vải dệt nổi vòng tương tự) và vải dệt từ sợi sơnin (chenille)

5806.20 - Vải dệt thoi khác, có chứa sợi đàn hồi (elastomeric) hoặc sợi cao su từ 5% trở lên tính theo trọng lượng

5811 - Các sản phẩm dệt đã chần dạng chiếc, bao gồm một hay nhiều lớp vật liêu dệt kết hợp với lớp đệm bằng cách khâu hoặc cách khác, trừ hàng thêu thuộc nhóm 58.10

5903 - Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02

5905 - Các loại vải dệt phủ tường.

6001 - Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc

6002 - Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ loại thuộc nhóm 60.01.

6003 - Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, trừ loại thuộc nhóm 60.01 hoặc 60.02.

6004 - Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ các loại thuộc nhóm 60.01

6005 - Vải dệt kim sợi dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc các nhóm 60.01 đến 60.04

6006 - Vải dệt kim hoặc móc khác

6101 - Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03

6102 - Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04

6103 - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

6104 - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân(1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

6105 - Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

6106 - Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirtblouse), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

6107 - Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

6108 - Váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộpyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

6109 - Áo phông, áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc

6110 - Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc

6111 - Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc móc.

6112 - Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc

6113.00.40 - Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07

6114 - Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc.

6115 - Quần tất, quần nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày, dép không đế, dệt kim hoặc móc

6115.10.10 - Vớ cho người giãn tĩnh mạch, từ sợi tổng hợp

6116 - Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc

6117 - Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác, dệt kim hoặc móc; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ

6201 - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03.

6202 - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04

6203 - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

6204 - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân(1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.

6205 - Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai

6206 - Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirtblouses) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

6207 - Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

6208 - Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

6209 - Quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ em

6210 - Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07.

6211 - Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác

6212 - Xu chiêng, gen, áo nịt ngực (corset), dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc

6213 - Khăn tay và khăn vuông nhỏ quàng cổ

6214 - Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự

6215 - Cà vạt, nơ con bướm và cravat

6216 - Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao

6217 - Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác; các chi tiết của quần áo hoặc của phụ kiện may mặc, trừ các loại thuộc nhóm 62.12

6301 - Chăn và chăn du lịch

6302 - Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường (bed linen), khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp

6303 - Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường

6304 - Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04

6307.10 - Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự

6308 - Bộ vải bao gồm vải dệt thoi và chỉ, có hoặc không có phụ kiện, dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ

6404.11 - Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự

6501.00.00 - Các loại thân mũ hình nón, hình chuông bằng phớt (nỉ, dạ), chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành; thân mũ chóp bằng và thân mũ hình trụ(kể cả thân mũ hình trụ đa giác), bằng phớt (nỉ, dạ)

6502.00.00 - Các loại thân mũ, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng vật liệu bất kỳ, chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành, chưa có lót, chưa có trang trí

6504.00.00 - Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí

6505 - Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí

9404 - Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn quilt, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc

9619 - Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu.

Cần biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
--------------------
MsNGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO -  Chuyên viên tư vấn Phòng NV2
Tel0903.515.430 - 0935.055.413
Skype: vietcert.kinhdoanh35

VPDD: Đà Nẵng - Hà Nội - Hồ Chí Minh - DakLak - Hải Phòng - Cần Thơ

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

CHỨNG NHẬN ISO 22000 - Ms Phương Thảo 0903 515 430



1. GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG NHẬN ISO 22000

ISO 22000 là gì?

Tương tự như HACCP, ISO 22000 là tiêu chuẩn yêu cầu về hệ thống quản lý nhưng hoàn thiện và đầy đủ hơn, quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại các tổ chức/doanh nghiệp. 

Bộ ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, có thể áp dụng cho loại hình sản xuất có liên quan đến thực phẩm, đáp ứng được các yêu cầu khách hàng và quy định của nhà nước một cách ổn định và luôn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Image result for iso 22000


Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 gồm các tiêu chuẩn sau:

- ISO 22000:2005: Yêu cầu tiêu chuẩn cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

- ISO/TS 22004:2005: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

- ISO/TS 22003:2007: Yêu cầu cho các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

- ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và thực phẩm.

- ISO/CD 22006:2007: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho việc sản xuất trong trang trại.

Trong đó, ISO 22000:2005 quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức/ doanh nghiệp về vấn đề an toàn thực phẩm thông qua 5 yêu cầu sau:

- Hệ thống quản lý chất lượng (kiểm soát tài liệu, hồ sơ, …);

- Trách nhiệm của lãnh đạo;

- Quản lý nguồn lực;

- Phân tích mối nguy, kế hoạch HACCP;

- Các chương trình tiên quyết GMP và SSOP;

- Đo lường, phân tích và cải tiến.

2. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO 22000

Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn là đơn vị sự nghiệp nhà nước hoặc tư nhân đều có thể chứng nhận hợp chuẩn nếu đáp ứng các quy định sau:

- Có Hệ thống quản lý phù hợp phù hợp với ISO/TS 22003:2007.

- Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Giấy chứng nhận ISO 22000 là căn cứ để công bố hợp chuẩn.

Chi phí chứng nhận ISO 22000 là bao nhiêu: Hiện tại, chi phí chứng nhận ISO 22000 dựa trên tinh thần thỏa thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận. Tuy nhiên, có phụ thuộc nhiều vào số lượng công nhân của doanh nghiệp (công nhân có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm) vì có liên quan tới ngày công đánh giá (manday)

3. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn về hệ thống chỉ áp dụng với các tổ chức/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (không phân biệt phạm vi, quy mô).

4. LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 22000

Đơn vị/ tổ chức áp dụng và duy trì hệ thống quản lý theo ISO 22000  sẽ mang lại một sô lợi ích thiết thực sau:

- Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng;

- Có thể được xem xét miễn, giảm kiểm tra của cơ quan quản lý;

- Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ sự thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;

- Đáp ứng các yêu cầu luật định của nhà nước và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;

- Tạo niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và xã hội.

Để biết thêm về chi tiết thủ tục, hồ sơ, quy trình áp dụng xin liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
--------------------
MsNGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO -  Chuyên viên tư vấn Phòng NV2
Tel0903.515.430 - 0935.055.413
Skype: vietcert.kinhdoanh35

  Địa chỉ: 
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
​3.  Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4. P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​
5. 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, Tp Buôn Ma Thuột, ĐăkLăk
6. Phòng 312, Tầng 3, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng 

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

CHỨNG NHẬN HACCP - Ms. Phương Thảo 0903 515 430

 CHỨNG NHẬN HACPP

1.Dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn HACCP là gì?

Tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP ( Hazard Analysis and Critical Control Points) là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.
Tiêu chuẩn HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

Tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP được áp dụng suốt cả chuỗi sản xuất thực phẩm, từ khâu đầu tiên tới khâu tiêu thụ và việc áp dụng đó căn cứ vào các chứng cứ khoa học về sự nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Tiêu chuẩn HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.
Related image
2. Tính chất của chứng nhận tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP.

Nội dung tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP:

Tính hệ thống: HACCP xem xét và kiểm soát tất cả các bước trong việc vận hành sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. HACCP giúp nhận diện các mối nguy, xây dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn luôn được duy trì.
Cơ sở khoa học: các mối nguy về an toàn cho thực phẩm và việc kiểm soát chúng được xác định dựa trên bằng chứng/ cơ sở khoa học.
Chuyên biệt: Tùy vào đặc trưng của từng loại thực phẩm, HACCP giúp xác định các mối nguy thường gặp ở loại thực phẩm đó và xây dựng biện pháp kiểm soát thích hợp.
Phòng ngừa: HACCP hướng tới việc phòng ngừa hơn là kiểm tra khi sản phẩm hoàn tất.
Luôn thích hợp: khi có sự thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, con người, thông tin về an toàn thực phẩm, hệ thống luôn được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

7 nguyên tắc trong tiêu chuẩn HACCP:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống kiểm soát giám sát các điểm CCP
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7: Lập tài liệu về tất cả các thủ tục và hồ sơ đối với các nguyên tắc này và việc ứng dụng chúng

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP:
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi…
Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp;
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các hoạt động liên quan đến thực phẩm
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
--------------------
MsNGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO -  Chuyên viên tư vấn Phòng NV2
Tel0903.515.430 - 0935.055.413
Skype: vietcert.kinhdoanh35

  Địa chỉ: 
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
​3.  Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4. P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​
5. 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, Tp Buôn Ma Thuột, ĐăkLăk
6. Phòng 312, Tầng 3, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng 

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI


CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI

1.  THÔNG TIN CHUNG

Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là gì ?


VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Quy định này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.


Image result for vietgap chăn nuôi VIETCERT

VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y …để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.

Hiện nay VietGAP chăn nuôi được ban hành mới nhất tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 kèm theo 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, bò thịt, dê sữa, dê thịt, lợn, gà;,ngan-vịt và ong.


2. LỢI ÍCH ÁP DỤNG VIETGAP TRONG CHĂN NUÔI

-   Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

-   Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.

-   Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

-   Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.

-   Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

-   Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

-   Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1,5 -2 tháng.

6. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm

- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website


Để biết thêm chi tiết. Liên hệ

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN 
HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
--------------------
MsNGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO -  Chuyên viên tư vấn Phòng NV2
Tel0903.515.430 - 0935.055.413
Skype: vietcert.kinhdoanh35

  Địa chỉ: 
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
​3.  Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4. P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​
5. 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, Tp Buôn Ma Thuột, ĐăkLăk
6. Phòng 312, Tầng 3, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT

Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên và đá Granit Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản ph...